Giỏ hàng

Enzyme là gì? Phân biệt men tiêu hóa (enzymes) và men vi sinh (probiotics)

1.Enzyme - Men tiêu hóa là gì?

1.1  Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa hay gọi là các enzyme, bản chất là các protein. Đây là những chất xúc tác cho quá trình phân giải thức ăn. Dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được cắt nhỏ các liên kết trong thức ăn trở thành các dạng nhũ tương giúp cho lớp niêm mạc ruột có thể hấp thụ một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. 

20231115_kM7ZNP7E.jpg

Hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn bao gồm protein, lipid, carbonhydrat... đều không thể tự hấp thu vào máu, vì vậy mà chúng ta cần tác động của các enzyme hoạt tính giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.

Các loại men tiêu hóa: Men tiêu hóa được tiết từ các cơ quan trong bộ phận tiêu hóa của cơ thể như: tuyến nước bọt, dạ dày, tụy, gan. Mỗi loại men tiêu hóa lại có những chức năng khác nhau:

  • Men alpha amylase được tuyến nước bọt và tụy tiết ra giúp phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường cho cơ thể hấp thu.
  • Men tiêu hóa protein như: trypsin, chymotrypsin, men pepsin giúp phân giải protein từ thịt, cá, trứng, sữa... cung cấp vào cơ thể.
  • Tiêu hóa mỡ do men lipase và muối mật do gan sản xuất. Nếu thiếu các men này cơ thể sẽ sợ ăn mỡ, đi ngoài có váng mỡ, đầy bụng chậm tiêu...
  • Một số loại men tiêu hóa sẽ tiêu hóa các chất cellulose (chất xơ) như cellulose, hemixenluloza, phytase, beta- glucanase...
20231115_Thnbr2Ds.png
Hình ảnh mô tả Enzyme  phân hủy các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng

 

Khi cơ thể bị thiếu một loại men nào đó sẽ dẫn tới tình trạng một số loại thực phẩm cơ thể không thể hấp thu được dẫn tới thiếu chất và gây tình trạng đầy bụng khó tiêu... Vì vậy khi cơ thể gặp phải một vấn đề gì đó dẫn tới thiếu men tiêu hóa thì cần bổ sung một số loại men tiêu hóa ngoại sinh từ bên ngoài đưa vào.

1.2. Vai trò của men tiêu hóa

Một số chức năng của men tiêu hóa được biết đến bao gồm:

  • Cải thiện rối loạn của đường ruột: Men tiêu hóa đã giúp cơ thể phân giải thức ăn và từ đó giúp cơ thể tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm tại ruột thuận lợi hơn. Nếu không có men tiêu hóa, những thức ăn không được chuyển hóa, cơ thể không thể hấp thu được sẽ gây nên hiện tượng suy dinh dưỡng ở người có tuổi với các biểu hiện thường thấy là chán ăn, ăn không ngon, không tiêu; ngoài ra thức ăn không tiêu sẽ làm chúng ta cảm thấy đầy bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân sống. Nhờ vào tác dụng của những loại men tiêu hóa này, những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa giảm đi, đặc biệt ở những rối loạn ở người cao tuổi.
  • Duy trì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Ở người cao tuổi, chức năng cơ quan suy giảm, nên việc sản sinh men tiêu hóa cũng giảm đi. Việc bổ sung men tiêu hóa đúng cách giúp họ có thể duy trì được khả năng tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin K, D, Omega-3...
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh nhân ung thư: Men tiêu hóa đã được chứng minh là giảm phần nào các triệu chứng của bệnh cũng như phản ứng bất lợi đến từ quá trình xạ trị ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1.3 Một số chú ý khi sử dụng men tiêu hóa

Chỉ bổ sung men tiêu hóa khi cơ thể có tình trạng thiếu hụt men tiêu hóa vì việc bổ sung thừa hay không đúng cách gây ảnh hưởng tới cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ có tình trạng kém ăn, ăn không tiêu cần tìm nguyên nhân chứ không nên bổ sung men tiêu hóa ngay.

Nhiệm vụ chính của men tiêu hóa chính là phân giải thức ăn do đó khi sử dụng thì không nên nhịn ăn hay bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức vì có thể dẫn tới viêm dạ dày, loét dạ dày.

Nên dùng men tiêu hóa trong khi ăn hoặc ngay sau ăn, không nên dùng khi đói và xa bữa ăn.

Thời gian sử dụng không nên kéo dài quá 10 ngày.

Khi sử dụng có thể gây một số những tác dụng phụ của men tiêu hóa như: có thể gây dị ứng gây ngứa và phát ban trên da, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy.

Tránh bổ sung sai cách ở một số người mắc bệnh nội khoa như: không dùng men tiêu hóa có chứa amylase cho người mắc bệnh tiểu đường vì sẽ nhanh chóng chuyển hóa tinh bột thành lượng glucose làm tăng đường huyết nhanh chóng.

Men tiêu hóa chỉ nên được sử dụng trong một thời gian nhất định, khi hệ tiêu hóa có vấn đề hoặc người cao tuổi, không nên sử dụng kéo dài liện tục bởi có thể làm giảm tiết enzyme tiêu hóa, khiến cơ thể bị phụ thuộc vào nguồn enzyme bên ngoài.

2. Probiotics - Men vi sinh

2.1 Men vi sinh là gì?

Men vi sinh (probiotic) là chế phẩm chứa các vi sinh vật (lợi khuẩn – vi khuẩn có lợi) tốt cho hệ tiêu hóa, khi uống sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn có hại và khắc phục tình trạng đường ruột bị loạn khuẩn.

20231115_0uCbLSMr.jpg

 

Probiotic khác với prebiotic. Prebiotic tạo môi trường để các vi khuẩn có lợi phát triển, thực chất đây là chất xơ. Các men vi sinh hiện nay đều bổ sung 2 loại này để cải thiện sức khỏe đường ruột.

20231115_gA5rR4ac.jpg

Một số chủng vi khuẩn tốt là Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, các chủng nấm men thuộc họ Saccharomycetaceae,... 

20231115_ja47JBlB.jpg

 

2.2 Tác dụng của men vi sinh đối với hệ tiêu hóa

Sử dụng bổ sung men vi sinh sẽ giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, còn có các lợi ích khác như:

- Ngừa táo bón, tiêu chảy.

- Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

- Hạn chế vi sinh vật có hại phát triển.

- Cung cấp các vitamin và khoáng chất.

- Tăng cường sức đề kháng.

20231115_qGcjCza8.png

 

2.3 Cách dùng men vi sinh đúng

Để men phát huy hiệu quả cao nhất, chỉ cần pha với nước sôi để nguội hoặc ăn ngay.

3. Có dùng chung 2 loại men này không?

Có thể thấy, cả men vi sinh và men tiêu hóa có vai trò riêng đối với hệ tiêu hóa. Trong một số trường hợp thiếu hụt và có triệu chứng nói trên thì nên bổ sung cả hai để có hiệu quả tốt nhất.

Danh mục

Giá cả hợp lý
Sản phẩm chính hãng
Vận chuyển nhanh chóng
Bảo mật thông tin
Đăng nhập Giỏ hàng zalo ZALO TOP